Nghề nhân sự có phải là nghề HOT? 17 chức danh hiện nay trong nghề nhân sự

Nghề nhân sự

Tìm hiểu về nghề Nhân sự, vai trò và các vị trí chức danh trong nghề nhân sự

Các bạn yêu thích nghề nhân sự ơi, chắc hẳn các bạn cũng thắc mắc nghề mình đang làm được nhiều người định nghĩa thế nào và có những mảng chức năng chính nào được hệ thống trong nghề của mình đúng không, thông qua bài viết này, Tinh Hoa muốn chia sẻ với các bạn một số thông tin và kiến thức về nghề nhân sự của chúng ta nhé.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu 03 nội dung, đó là (1) Nghề nhân sự là gì, (2) Các mảng chức năng chính của nghề nhân sự và (3) Các chức danh của nghề nhân sự

1. Nghề nhân sự là gì

Nghề nhân sự có rất nhiều định nghĩa hay góc nhìn, nhưng ở đây Tinh Hoa chia sẽ hai định nghĩa phổ biến và dễ hình dung nhất, cụ thể:

Định nghĩa theo góc nhìn đơn giản:

  • Nhân là con người
  • Sự là sự việc, sự vụ

Vậy tất cả những sự việc/sự vụ liên quan đến con người trong một tổ chức, đó sẽ là công việc của nghề này.

Định nghĩa theo góc nhìn chuyên môn:

Nghề nhân sự có thể được nhìn ở lát cắt chi tiết hơn đó là thực hiện các công việc liên quan đến một Vòng đời nhân viên, với trục Vòng đời nhân viên được mô tả như hình ảnh sau:

Nghệ nhân sự

2. Vai trò của người làm nhân sự trong một tổ chức

Với việc định nghĩa nghề nhân sự, thì tìm hiểu sâu hơn một chút chúng ta sẽ muốn biết vậy người làm nhân sự trong một tổ chức sẽ đóng vai trò gì?

Chúng ta quy lại khái niệm về Vòng đời nhân viên (ELC_Employee Life Cycle) một chút để thấy người làm nhân sự đóng vai trò như một gạch nối liên kết giữa nhân viên và công ty, là sợi chỉ xuyên suốt để liên kết cho quá trình làm việc và quá trình phát triển công việc của một nhân viên tại một tổ chức, là một chất xúc tác giữa nhân viên và người quản lý trực tiếp của họ và với những nhân viên khác.

Ở một góc nhìn khác chi tiết hơn về chuyên môn và nghiệp vụ, thì người làm nhân sự trong một tổ chức thể hiện ở các vai trò sau:

  • Đảm bảo tuân thủ các quy tắc quản lý nhân sự theo luật hiện hành
  • Đại diện tổ chức xử lý các tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ
  • Chịu trách nhiệm quản lý vòng đời của nhân viên, bắt đầu từ việc thu hút, tuyển dụng, đào tạo, nghỉ hưu, sa thải
  • Quản lý chính sách, chế độ phúc lợi, đảm bảo nuôi dưỡng và duy trì một môi trường làm việc lành mạnh, công bằng, minh bạch
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng và bền vững, xây dựng chiến lược giữ chân người tài, thúc đẩy năng suất làm việc và sự trung thành, tận tâm với tổ chức của nhân viên

3 . Các mảng chức năng chính của nghề nhân sự

Tùy theo mô hình quản lý hoặc “size” của mỗi tổ chức mà mỗi nơi có thể chia nghề này theo nhiều mảng khác nhau, có thể gộp nhiều mảng lại hoặc chia nhỏ các mảng ra. Tuy nhiên, theo định nghĩa của hai tổ chức nhân sự có uy tín hàng đầu của thế giới là SHRM (Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực Society for Human Resource Management) và HRCI (Viện chứng nhận Nhân sự_HR Certification Institute), họ chia nghề này theo 06 mảng lớn gồm:

               Quản trị doanh nghiệp (Business management)

               Hoạch định nhân sự và Tuyển dụng (Talent planning and Acquisition)

               Đào tạo và phát triển nhân sự (Learning and Development)

               Lương thưởng đãi ngộ (Total rewards)

               Quan hệ lao động và gắn kết nhân viên (HRBP – Human Resources Business Partner)

               Lãnh đạo và chiến lược nhân sự (Leadership and Strategy)

 

Nghê nhân sự

6 mảng chức năng của ngành Nhân sự

4. Các chức danh của nghành nhân sự

Cũng như các mảng chức năng ở trên, thì tùy vào quy mô, “size” của mình mà tổ chức có thể thiết lập các chức danh nhân sự khác nhau. Tuy nhiên, để hệ thống lại các chức danh đó hoặc tìm ra những chức danh then chốt mà nhiều tổ chức sử dụng, thì có thể phân loại và sắp xếp các chức danh trong ngành nhân sự theo từng mảng chức năng cụ thể:

a. Mảng chức năng Quản trị doanh nghiệp (Business management)

               Nhân sự tổng hợp (HR Generalist)

               Điều phối nhân sự (HR Coordinator)

               Chuyên viên nhân sự (HR Specialist) 

               Trưởng phòng Nhân sự (HR Manager)

  • b. Hoạch định nhân sự và Tuyển dụng (Talent planning and Acquisition)

               Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)

               Trưởng phòng tuyển dụng (Hiring Manager)

               Chuyên viên điều phối nhân sự (Staffing Specialist)

               Trưởng phòng điều phối nhân sự (Staffing Manager) 

c. Đào tạo và phát triển nhân sự (Learning and Development)

               Chuyên viên đào tạo (L&D Specialist)

               Trưởng phòng đào tạo (L&D Manager)

d. Lương thưởng đãi ngộ (Total rewards)

               Chuyên viên phụ trách lương thưởng (Total Rewards Specialist)

               Trưởng phòng chính sách chế độ (Total Rewards Manager)

e. Quan hệ lao động và gắn kết nhân viên (HRBP – Human Resources Business Partner)

               Chuyên viên quan hệ lao động (Employee Relations Specialist hoặc Labor relations Specialist)

               Trưởng phòng quản lý quan hệ lao động (Labor relations Manager hoặc Employee Relations Manager)

f. Lãnh đạo và chiến lược nhân sự (Leadership and Strategy)

               Chuyên gia nhân sự trong vai trò đối tác kinh doanh (HRBP_Human Resource Business Partner)

               Giám đốc Nhân sự (HR Director)

               Phó Chủ tịch phụ trách Nhân sự (Vice President of Human Resources)

Các yêu thích nghề nhân sự ơi, qua bài viết này chúng ta cùng chia sẽ thêm một góc nhìn về nghề này, vai trò và các chức danh thông dụng trong ngành của chúng ta. Chúng ta hẹn các bạn ở những bài viết khác để cùng có nhiều chia sẻ về kiến thức và chuyên môn trong lĩnh vực nhân sự nhé.

Post a Comment